Pages

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Treo tranh đúng cách

Đã bao giờ bạn chiêm ngưỡng một ngôi nhà với nột thất rất đẹp nhưng bạn vẫn cảm thấy thiếu một thứ gì đó. Thông thường đó chính là những bức tranh. Rất nhiều người không nghĩ đến việc treo tranh thêu truyền thống trong nhà hoặc họ chỉ treo một bức tranh khiêm tốn ở chỗ đặt ghế sofa. Không phải cứ treo một bức tranh thêu truyền thống trong nhà là được mà còn phải treo đủ.



Tranh thêu truyền thống

Đừng dè dặt khi mua và treo tranh trong phòng của bạn. Bạn có thể treo những bức tranh có khung hay những bức tranh đá không có khung. Nhưng bên cạnh đó bạn cũng phải biết chọn vị trí treo tranh sao cho phù hợp với ngôi nhà của bạn. Lỗi sai cơ bản là treo tranh quá cao ở trên tường. Một nguyên tắc cơ bản của việc treo tranh là bức tranh sẽ đối diện với tầm nhìn của chúng ta. Bạn có thể treo bức tranh ở gần bộ bàn ghế sofa sao cho khi khách ngồi xuống sẽ có thể quan sát được bức tranh của bạn.
Bạn có thể treo tranh khổ to hay nhỏ đều được miễn là bạn bố trí tranh sao cho phù hợp, đôi khi treo tranh một cách ngẫu hứng trong phòng sẽ khiến mọi thứ trở nên cá tính hơn. Nếu quá nhàm chán với những bức tranh ở mãi một vị trí, bạn có thể thay đổi vị trí treo tranh bất cứ khi nào bạn có thời gian rảnh và muốn làm mới ngôi nhà của mình.


Một nguyên tắc nữa là nên treo tranh trên tường chứ không nên để tranh lên những đồ nột thất trong phòng như để trên tủ, bàn...

Khi treo phải chú ý để cạnh đáy của tranh song song với những vật dưới nó, và không nên treo tranh cách xa hơn 36cm so với bàn hay ghế ở phía dưới.

Đừng coi việc mua một bức tranh đắt tiền là xa xỉ, một bức tranh đẹp đôi khi lại khiến những vị khách chú ý nhiều hơn là những đồ nội thất trong phòng.

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Ý nghĩa tranh thêu chữ thập và cách treo tranh hợp theo phong thủy

Tranh ảnh không đơn thuần chỉ là nghệ thuật. Chọn tranh có nội dung và cách treo tranh trong nhà hay văn phòng của bạn đúng cách sẽ có ảnh hưởng tốt đến tình cảm, sức khỏe và công việc làm ăn của bạn.
Vậy chọn những bức tranh thêu chữ thập nào là phù hợp và cách treo tranh như thế nào là đúng với phong thủy? Ý nghĩa các bức tranh là như thế nào? Tranh thêu truyền thống xin chia sẽ với các bạn một vài thông tin rất thú vị sau:
Tranh thêu chữ thập nói riêng và tranh nói chung là một yếu tố của phong thủy và tuân thủ những nguyên tắc của phong thủy. Hiện nay có hai dòng tranh phong thủy là tranh phong thủy truyền thống đang rất thịnh hạnh và tranh theo phong cách, hơi thở hiện đại cũng phổ biến không kém.
tranh thêu chữ thập
ý nghĩa tranh thêu chữ thập
Tranh phong thủy truyền thống là những bức tranh có những yếu tố phong thủy theo quy chuẩn của thời cổ. Nổi bật lên tất cả là bộ trang tứ bình Tùng cúc trúc mai hay Mã đào thành công (còn gọi là Bát mã).
Với sự phát triển về xã hội việc chọn tranh không chỉ đơn thuần là chọn một bức tranh đẹp. Nếu như tông màu nội thất trong ngôi nhà hay văn phòng của bạn theo gu hiện đại thì thì dòng tranh thêu truyền thống sẽ trở nên lạc lõng và không phù hợp. Ngược lại thì dòng tranh hiện đại là sự lựa chọn hợp lý hơn. Những bức tranh mới này vẫn đảm bảo về tính phong thủy trong tranh, vẫn phù hợp với thân chủ chơi tranh, tức là vẫn đảm bảo tính ngũ hành.
Cái quan trọng nhất trong tranh phong thủy năng lượng của bức tranh mang lại. Chúng ta gọi đó là năng lượng vì cái khả năng mang lại hiệu ứng tâm lý tốt, tạo cho con người ta cảm giác phấn chấn vui vẻ. Với những dòng tranh có màu sắc thâm trầm thì nó mang ý nghĩa sâu sắc, đem lại cho ta chiều sâu trong suy nghĩ với những ý nghĩa tốt đẹp. Những người mang tính cách thâm trầm thì chơi tranh phong thủy cổ là hợp lý nhất.
Để đảm bảo bức tranh mang lại năng lượng mới cho gia chủ, chúng ta phải hiểu được ý nghĩa nội dung và cách treo tranh hợp với phong thủy. Nếu chúng ta treo tranh phong thủy không đúng với vị trí thì nó lại phản tác dụng lại. Về cơ bản là nội dung bức tranh mang ngũ hành gì thì nên treo vào vị trí mang ngũ hàng đó hoặc mang tính chất kích hoạt ( tương sinh ) thì sẽ tốt nhất.
Ví dụ với bức tranh rất nổi tiếng là tranh Mã Đáo Thành Công: Vị trí treo tranh đẹp nhất là phía nam của ngôi nhà vì phía nam là Bính Ngọ Đinh. Ngọ tức là chính nam, nếu tranh tranh này ở vị trí phía nam rất phù hợp với sự phát triển của danh tiếng. Vị trí phía nam là hành hỏa nên treo những bức tranh mang hành hỏa cũng rất tốt.  Phía nam là hành hỏa nên treo những bức tranh mang hành hỏa hoặc hành mộc thì sẽ có tác dụng phong thủy tốt. Không nên treo những bức tranh mang hành thủy sẽ triệt hạ danh tiếng, tài lộc của mình như bức tranh thác nước chẳng hạn. Dù những bức tranh thác nước rất đẹp và mang ý nghĩa tài lộc nhưng treo phía nam thì có ý nghĩa ngược lại hoàn toàn.
Phía bắc của ngôi nhà mang hành thủy: Hợp nhất là những bức tranh có nước, hay thác nước. Hoặc những bức tranh mang hành kim cũng có tác dụng tương sinh với vận mệnh của thân chủ. Tránh treo những bức tranh mang hành hỏa ( tranh ngựa chẳng hạn ) hoặc tranh mang hành thổ ( tranh có đồi núi,…). Các bạn nên tránh treo tranh mang hành thủy – tức là những bức tranh mang hành thủy như thác nước, dù rất đẹp và ý nghĩa về tài lộc nhưng nếu treo phía nam ngôi nhà thì sẽ triệt hạ danh tiếng của mình mà không hề mang chút tài lộc nào cho thân chủ cả.
Để phát huy năng lượng của tranh, ngoài việc chọn vị trí treo tranh hợp phong thủy, chúng ta cần biết nội dung bức tranh theo ngũ hành!
-          Hành kim: Là những bức tranh có ánh sáng chói chang dàn trải, hay tranh về hổ trắng…
-          Hành mộc: Phần lớn trong số này là tranh thư pháp, tranh về hoa, cây cối, rừng như tranh bộ tứ Đào lan trúc cúc, hay tranh về rừng trúc hay về hoa đào, hoa mai . Lưu ý trong bức tranh rừng lá vàng  là bức tranh mộc đới thổ.
-          Hành hỏa: Đặc trưng nhất là tranh ngựa
Mỗi không gian căn phòng phù hợp với mỗi loại tranh gì?
-          Phòng khách: Phù hợp treo tranh Mã đáo thành công,  hay tranh Thuyền doanh nhân – Thuận buồm xuôi gió, hoặc treo tranh thêu thư pháp với ba chữ Phúc Lộc Thọ
-          Không gian phòng thờ:  Thường người ta chơi chữ TÂM
-          Phòng ngủ: Hoa mẫu đơn ngoài ý nghĩa phú quý ra còn mang ý nghĩa vợ chồng nồng ấm sâu sắc
-          Phòng bếp: Cánh đồng lúa cỏ xanh mướt, hoặc tranh hoa quả tạo hiệu ứng hưng phấn khi vào phòng bếp hoặc phòng ăn. Bếp là hành hỏa nên có thể treo những bức tranh thêu mang hành mộc, tránh treo những bức tranh thêu mang hành thủy như tranh cá


-          Phòng làm việc, phòng đọc sách: Nên treo tranh trúc hoặc tranh chữ thư pháp để thể hiện mục đích phấn đấu

TRANH THÊU 6D LÀ GÌ ?


Từ khi công nghệ in nhuộm mầu lên vải Aida tranh thêu chữ thập ra đời, tổng cộng chỉ trong vòng khoảng 1 năm đã trải qua 3 lần nâng cấp công nghệ :
- Giai đoạn 1: in mầu thông thường, chưa được chính xác
- Giai đoạn 2: in mầu chính xác 100%
- Giai đoạn 3: In mầu 3D, in toàn bộ mầu nên và phần ký hiệu thêu chính xác 100%, nhưng toàn bộ đều là mực không phai, độ nét của phần in thêu không cao, khó thêu.
- Giai đoạn 4: In mầu 5D, phần in thêu đã được cải tiến hơn, mực sử dụng là mực giặt sạch, độ nét và phần biệt mầu cho thêu cũng được nâng cấp, nhưng nhìn chung vẫn khó thêu.
- Giai đoạn này: và giờ đây, là in mầu 6D. Công nghệ mới nhất, độ chính xác rất cao, đặc biệt mầu sắc sống động, in thêu chính xác 100%, độ phân biệt mầu chỉ thị siêu nét và nhìn rất dễ dàng. Khắc phục hoàn toàn nhược điểm khó thêu vẫn tồn tại từ trước đến nay của các dòng 3D, 5D.
Như vậy, công nghệ 6D là công nghệ tiên tiến nhất, sử dụng các thiết bị nhuộm in cao cấp nhất hiện nay giúp cho các sản phẩm tranh thêu chữ thập có mầu sắc sống động, độ phân biệt mầu sắc nét và tinh tế, mầu chỉ thị thêu siêu nét và cực dễ phân biệt để thêu.

Đây là một số hình ảnh về dòng sản phẩm cao cấp với công nghệ tiên tiến nhất này:

Tranh thêu 6D
Tranh thêu chữ thập 6D
Tranh thêu 6D, hàng CHERISH
In mầu 6D tinh sảo và sống động
In mầu 6D tinh sảo và sống động
Chất lượng in 6D nét căng, phân biệt mầu chi tiết, rất dễ thêu
Chất lượng in 6D nét căng, phân biệt mầu chi tiết, rất dễ thêu
Dù là tranh nền đen nhưng đường nét rất rõ nét, rất dễ thêu
Dù là tranh nền đen nhưng đường nét rất rõ nét, rất dễ thêu
6D nhuộm in siêu nét
6D nhuộm in siêu nét
Góc vải in hãng sản xuất: CHERISH ART CRAFTS
CHERISH ART CRAFTS Chất lượng nổi tiếng thế giới
100PCCS hay DU100 được sản xuất bởi CHERISH có chỉ chất lượng hàng đầu hiện nay

Cách thêu chữ cái lên tranh thêu chữ thập

Bạn muốn tạo chữ ký cho bức tranh thêu chữ thập của mình, muốn thêu một thông điệp lên tranh nhưng bạn chưa biết làm cách nào để thêu được chữ lên tranh. Bạn hãy tải mẫu chart thêu chữ cái ở đây nhé.
Bạn muốn tạo chữ ký cho bức tranh thêu chữ thập của mình, muốn thêu một thông điệp lên tranh nhưng bạn chưa biết làm cách nào để thêu được chữ lên tranh. Bạn hãy tải mẫu chart thêu chữ cái ở đây nhé: http://www.mediafire.com/download.php?gk8n17rgekc8032

tranh thêu chữ thập

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

CÁC MŨI THÊU CHỮ THẬP CƠ BẢN

Trong một bức tranh thêu chữ thập thường có 4 kiểu thêu: full stitch (thêu chữ thập), half stitch (thêu nửa), back stitch (thêu viền) và French knot (thêu thắt nút).
Một kit thêu chữ thập gồm: chart thêu, kim, vải, chỉ, hướng dẫn mũi thêu.
 tranh thêu chữ thập
Kỹ thuật thêu tranh chữ thập gồm có 4 kỹ thuật thêu cơ bản:
  1.  Thêu Full stitch : tạo ra các dấu xxxx liền nhau.a
  2.  Thêu Half stitch: tạo ra các dấu /////
  3.  Thêu Back stitch: thêu viền, đi nét, giống như khâu đột.
  4.  Thêu nút Pháp: Thắt nút trên mặt vải ( dùng cho thêu nhụy hoa...)
Tuy nhiên cũng có những bức chỉ thêu 1 kiểu duy nhất là full stitch, phổ biến nhất là những bức thêu full stitch và back stitch.
 tranh thêu chữ thập
 * Phương pháp thêu Full stitch:
Kim được đưa từ mặt trái lên. Chọc kim xuống lỗ chéo bên góc đối diện, tạo ra 1 đường chéo khi đó bạn sẽ có 1 dấu x trên mặt vải. Nếu phải thêu nhiều dấu nhân liền nhau bạn phải thêu cả hàng theo hướng dấu “sắc” tức là một loạt đường chéo từ trái sang phải, sau đó thêu theo hướng ngược lại, là các đường chéo dấu “huyền” .

* Phương pháp thêu Back stitch:
Thêu back stitch, nếu theo tiếng Việt mà nói thì đó chính là các đường viền, thêu đường viên mình tiến hành như khâu đột chủ yếu để làm nỗi bật hình thêu. Giống như khi bạn vẻ bút chì viền ở ngoài rồi tô màu bên trong thì thêu Back stitch chính là nét vẽ bút chì bên ngoài.Thứ tự mũi thêu viền các bạn có thể xem hình trên ( Back stitch ).
Lưu ý: Hãy đi back stitch từng ô một để đường chỉ được sát với mặt vải hơn, khi nào gặp trường hợp đường viền quá dài thì các bạn có thể băng qua 2,3 ô, với các đường cong uốn lượn như trên hình nhiều khi bạn phải kéo chỉ tạo thành đường chéo qua 1,2 thậm chí là 3 ô
 tranh thêu chữ thập

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Xót xa cảnh người đàn bà có 100 người thân bị giết


Cả dòng họ gồm 100 người sống quây quần bên chân núi Tượng hàng trăm năm qua, bỗng dưng bị bọn ‘ác thú’ giết sạch.

Có lẽ, trên thế gian này, không thể tìm đâu ra một người phải trải qua những thời khắc tàn khốc như bà Hà Thị Nga (Ba Chúc, An Giang). Bà phải chứng kiến cảnh tượng bọn ‘ác thú’ từ bên kia biên giới giết hại chồng và 6 người con của mình.

Cả dòng họ gồm 100 con người sống quây quần bên chân núi Tượng hàng trăm năm qua, bỗng dưng bị bọn Pol Pot từ bên kia biên giới tràn sang giết sạch. Còn lại mỗi mình bà trơ trọi giữa thế gian, gặm nhấm nỗi đau từ bấy.
Là nhân chứng sống đặc biệt của cuộc thảm sát, bà Nga phải đem câu chuyện tàn khốc của gia đình và bản thân mình kể với nhân loại bao năm nay. Thế nhưng, mỗi lần nhắc lại, lòng bà vẫn chưa chai sạn.


Nhà mồ Ba Chúc cũ (ảnh chụp lại)

Sức sống kỳ diệu

Sau khi giết hết các con của bà Nga, bọn Pol Pot định cưỡng hiếp bà. Tuy nhiên, người đàn bà 6 con không còn hấp dẫn, nên chúng giương súng bắn.

Chúng nã mấy viên liền, nhưng may mắn chỉ có một viên xuyên cổ. Phát súng chí mạng, nhưng may mắn là viên đạn chỉ đi vào phần mềm, chưa làm thủng họng.

Thấy bà còn giãy đạp, một tên cầm tảng đá lớn đập thẳng vào đầu bà.

Sáng sớm hôm sau, bà Nga tỉnh dậy. Cơ thể nhuốm máu, bê bết bùn đất. Đầu đau như búa bổ, nhưng bà vẫn nhận thức được mọi thứ xung quanh.


Bà Hà Thị Nga

Xung quanh bà, hàng trăm xác chết nằm la liệt. Bà ôm xác con, kiểm tra từng đứa, nhưng đều đã chết. Người thân của bà không ai còn chút hơi thở.

Không còn nước mắt để khóc, bà gượng dậy tìm đường thoát thân. Ngó xung quanh, thấy bọn Pol Pot đi lại ngoài cánh đồng, nên bà đành nằm im bên những xác chết, chờ đêm xuống.

Chừng nửa đêm, bà lò dò thoát khỏi cánh đồng chết chóc. Thế nhưng, đi được một đoạn, bọn Pol Pot phát hiện, bắn súng xối xả về phía bóng đen đang di chuyển xiêu vẹo.

Tiếng đạn rít veo véo, tung đất cát xung quanh bà. Chúng ném về phía bà 3 quả lựu đạn, khiến bà ngã vật xuống kênh. Nhưng kỳ lạ thay, bà chỉ ngất một lúc thì lại tỉnh. Bà cứ lần mò theo con kênh để trốn.

Tuy nhiên, toàn bộ cánh đồng Tân Quới, khu vực Ba Chúc đã bị bọn Pol Pot bao vây, không thể tìm được một kẽ hở nào để thoát thân. Vì thế, bà đành phải nằm ở cánh đồng, vật vờ bên các xác chết.

Đói ăn, khát nước, lại mất máu nhiều, nên bà kiệt sức, đôi mắt mờ tịt, không nhìn thấy gì nữa. Bà nằm bên những xác chết, chờ ‘tử thần’ đưa đi.


Hàng năm, vào ngày 16/3 âm lịch, nhân dân Ba Chúc lại tổ chức giỗ tập thể cho những đồng bào bị Pol Pot sát hại (ảnh chụp lại)

Đến ngày thứ 12, bộ đội chủ lực của ta tấn công vào Ba Chúc, đẩy đuổi bọn Pol Pot về bên kia biên giới, thì tìm thấy bà Nga nằm ở cánh đồng Tân Quới. Bộ đội đã lập tức đưa bà về Bệnh viện Đa khoa An Giang.

Tuy nhiên, vết thương trên cổ, trên đầu của bà đã tự lành. Các bác sĩ đều không tin nổi bà có thể sống sót với thương tích như vậy, trong hoàn cảnh không ăn uống gì, phơi thân thể ngoài đồng suốt 12 ngày đêm.

Ra viện, bà Nga khóc lóc, ủ rũ suốt ngày. Mấy đồng chí bộ đội không dám dẫn bà về Ba Chúc, bởi nơi đó quá khủng khiếp, sợ bà không chịu nổi.

Bà Nga nhớ lại: “Mấy anh bộ đội đi đâu cũng lôi tui đi, để tui bớt buồn. Mấy anh đưa tui lên núi hái quả, xuống kênh mò cá. Các anh ấy bắt được nhiều cá trê vàng to lắm, nướng và kho thơm phức, nhưng tui cũng không thể nào ăn được. Tui cứ khóc hoài”.


Hai cháu bé ở Ba Chúc khóc lóc trước mộ mẹ (ảnh chụp lại)

Nhân chứng sống bị bỏ quên

Chừng 3 tháng sau vụ Pol Pot tấn công vào Ba Chúc sát hại người dân, khi bà Nga đã nguôi, người dân, bộ đội mới trở lại Ba Chúc để gom xác nạn nhân.

Bà Nga trở thành nhân chứng quan trọng nhất. Bà chứng kiến tường tận hàng loạt cuộc thảm sát của bọn Pol Pot, chỗ chúng hành hình nhân dân. Bà chỉ địa điểm chúng chôn xác tập thể, chỗ chúng giết người hàng loạt.

Cánh đồng Tân Quới, khu vực cầu sắt Vĩnh Thông phơi trắng xương người, những xác chết khô quắt vì phơi nắng, sình thối vì ngâm nước. Những hang động trên núi Tượng trúng lựu đạn khiến nhiều người chết tan xác bên trong, bị chúng dùng đá lấp lại, cũng được bà Nga phát hiện, chỉ cho mọi người thu gom.


Những sọ người ngày mới thu gom ở Ba Chúc (ảnh chụp lại)

Trong khi những người dân Ba Chúc không dám trở về làng, hoặc về làng rồi lại bỏ đi biệt xứ vì không chịu nổi ký ức, cũng như cảnh tang thương, chết chóc vẫn hiển hiện ở khu nhà mồ, thì bà lại không thể bỏ đi được. Bà trở thành nhân chứng sống thảm khốc nhất, tố cáo tội ác bọn diệt chủng với nhân loại.

Bà cũng trở thành người trông nom, săn sóc, hương khói cho nhà mồ suốt mấy chục năm qua. Những chiếc sọ người, những bộ xương của chồng, con, người thân của bà giờ lẫn lộn trong hơn 1.151 bộ hài cốt được đánh số, lưu trữ, phân loại theo tuổi tác, xếp chồng đống trong nhà mồ.

Tất cả những nạn nhân của cuộc diệt chủng kinh hoàng, với 3.157 người ở Ba Chúc, đều trở thành người thân, được bà nhang khói suốt mấy chục năm nay.



Bọn Pol Pot bị bộ đội chủ lực bắt giữ (ảnh chụp lại)

Tôi hỏi bà: “Chỉ còn một thân một mình, tuổi đã 76, những cơn đau hành hạ, bà tính sống kiểu gì?”. Bà Nga tâm sự: “Cũng có một số công ty đến nhận tui về nuôi. Có cô gái mãi Hà Nội vào đây, nghe tui kể chuyện, cứ ôm tui khóc, nhận tui làm má, muốn đưa tui ra Hà Nội để nuôi đến khi nào về trời, nhưng tui không thể đi được. Ở đây còn có chồng con, người thân của tui.

Cả gia đình chỉ còn mình tui, tui mà đi, chẳng ai hương khói cho người thân nữa, tủi thân lắm. Tui cứ ở đất này, đến khi chết thì thôi. Tui cũng mong từng ngày để được đoàn tụ với chồng con, chứ sống thế này tủi lắm cháu ạ”.

Bà Nga kéo tôi ra sau túp lều tềnh toàng, bán vài thứ hàng lặt vặt, chỉ những đống đất đá, đống cỏ rác. Bà kể, mảnh đất này là đất rừng, chính quyền địa phương cắm cho bà, để bà dựng lều buôn bán sống tạm.

Tuy nhiên, một người từ nơi khác đến đang tìm mọi cách đuổi bà đi để chiếm đất. Anh ta trút đất đá, củi rả vào lưng túp lều của bà. Mảnh đất chẳng có giấy tờ, được chính quyền địa phương cho mượn, nên bà chẳng làm gì được.

Bà Nga tính, nếu bị đuổi, bà sẽ về gian nhà thờ sống cùng linh hồn chồng, con. Căn nhà thờ nhỏ xíu, chưa đầy chục mét vuông, được lợp bằng lá, dột rách tứ tung dưới chân núi, là nơi bà thường xuyên gõ mõ, đọc kinh Phật để được an tịnh tâm hồn, để chồng con và những người thân trong gia đình bà được siêu thoát.


Tôi hỏi bà Hà Thị Nga: “Con nghe người dân nói bà là người trông nom khu di tích nhà mồ, giới thiệu cho du khách, sao bà lại phải bán nước kiếm sống thế này?”. Tôi chợt thắt lòng khi biết rằng, bà đã bị bỏ rơi bởi những người được cho là có trách nhiệm ở khu chứng tích đau thương này. Ngày Pol Pot bị đẩy khỏi biên giới Việt Nam, bị bộ đội chủ lực của ta tiêu diệt đến tận biên giới Thái Lan, bà Nga trở thành nhân vật được cả thế giới săn đón, bởi bà là nạn nhân còn sống sót của vụ thảm sát, hơn nữa, bà được chứng kiến tường tận suốt 12 ngày giết chóc ròng rã của bọn Pol Pot tàn độc với nhân dân Ba Chúc. Mỗi lời bà kể về cuộc thảm sát với gia đình bà, với dân làng, đều khiến lương tri thế giới phải rùng mình sợ hãi, không thể chấp nhận được một chế độ diệt chủng như thế. Mấy chục năm qua, bà vẫn tình nguyện làm công việc đặc biệt, ấy là trông nom, hương khói, bảo vệ khu nhà mồ, những sọ người chồng chất, những rọ xương ăm ắp. Công việc ấy hoàn toàn tự nguyện, không lương, nhưng giúp bà giải tỏa tâm lý. Thế nhưng, ở tuổi sắp về trời, bà bị bỏ rơi một cách đau xót. Chẳng còn ai nhớ đến bà nữa. Bà dựng căn chòi lá ngay cửa khu chứng tích, bán mấy chai nước, bánh kẹo, hương hoa lặt vặt để kiếm sống qua ngày, rồi còn trông nom bàn thờ, hương khói cho 100 người thân đang nằm lẫn lộn trong nhà mồ.oa lặt vặt để kiếm sống qua ngày, rồi còn trông nom bàn thờ, hương khói cho 100 người thân đang nằm lẫn lộn trong nhà mồ.

Nguồn : VTC

Hai học sinh bị đâm trước cổng trường


Một ngày sau khi được cấp cứu do bị dao đâm vào bụng, đến chiều 25-9, sức khỏe của Kiều Ngọc Long, học sinh lớp 10 của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận, đã qua cơn nguy kịch.

Ảnh minh họa (Nguồn: Vietgiaitri.com)

 Tin ban đầu cho hay: Trưa 24-9, Long vừa ra khỏi cổng trường trên đường 16 Tháng 4, TP Phan Rang-Tháp Chàm, thì bị một người mang khẩu trang, đâm một nhát vào bụng. Thấy Long trọng thương, bạn học cùng lớp là Kiều Hồng Phát lao đến can ngăn cũng bị đâm rách cánh tay. Hung thủ sau khi gây án đã tẩu thoát.
Theo ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận, trước khi vụ việc xảy ra, Long và Phát có mâu thuẫn với một số đối tượng bên ngoài nhưng trung tâm không nắm rõ vụ việc.
Công an TP Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận đang khẩn trương làm rõ vụ đâm học sinh này.

Nguồn : Người Lao Động

5 kiểu đàn ông gái thích nhưng lấy về dễ khổ


Một người đàn ông hào phóng khi yêu thì lúc kết hôn sẽ không phải là một ông chồng biết lo toan cho gia đình.

Đàn ông hào phóng

Khi là người yêu: Chàng hào phóng trong mọi khoản chi tiêu. Sẵn sàng vung tiền để tổ chức một ngày sinh nhật lãng mạn cho bạn gái trong một khách sạn sang trọng, hay hẹn hò nhau đều phải đến những nơi đắt đỏ, xa hoa... Cô gái nào không thích người yêu như thế? Nhưng khi lấy về: Chàng hào phóng với người yêu thì cũng hào phóng với bạn bè. Anh ấy sẵn sàng chi vài triệu cho những buổi ăn nhậu, mua sắm thả ga không dè sẻn. Khi đó từ đức tính hào phóng của thời độc thân mà phái nữ thích sẽ trở thành đề tài cãi nhau không ngớt trong cuộc sống gia đình với nhiều mối lo tài chính chồng chất.

Ảnh minh họa

Đàn ông nhiều đam mê cháy bỏng

Khi là người yêu: Nàng tôn thờ câu “Phụ nữ yêu đàn ông vì đàn ông yêu thứ khác” và nàng tự hào vì chàng rất nam tính khi yêu thể thao, tửu lượng khá khi tiếp bạn bè, thích sưu tầm nghệ thuật... Và bạn nghĩ "đàn ông là phải thế!". Nhưng khi lấy về: Những bữa cơm gia đình lạnh tanh, nguội ngắt vì chàng bận đi... nhậu với bạn bè sau trận đá bóng. Có nhiều khi chàng thức thâu đêm để tranh luận vô bổ trên diễn đàn bóng đá vì lão nào đó rất xa xôi. Và bạn chỉ là người phụ nữ xếp sau những thú vui, đam mê của chàng.

Đàn ông ga lăng

Khi là người yêu: Chàng luôn mở cửa khi bạn bước vào, kéo ghế, lau muỗng đĩa và chăm sóc cẩn thận từng chút cho người yêu. Quan tâm đến từng cảm xúc, tổn thương nhỏ nhặt của cô gái. Và dĩ nhiên, có cô gái nào không đổ trước một anh chàng tinh tế, lịch thiệp, ga lăng như vậy. Nhưng khi lấy về: Ga lăng là bản chất của chàng, chàng áp dụng điều đó với nhiều cô gái khác.

Có thể chàng không cố ý nhưng vẫn sẽ đốn ngã hàng chục cô gái vì sự ga lăng đó. Và thay vì tận hưởng thì bạn lại ngày đêm lo lắng giữ chồng.

Đàn ông chiều người yêu quá đáng

Khi là người yêu: Chàng sẽ cho bạn cảm giác sống trong tình yêu thương và sự chiều chuộng vô bờ bến như một nữ hoàng. Nhưng khi lấy về: Yêu chiều nhiều thì sở hữu và ghen tuông nhiều. Mặc dù ban đầu bạn có cảm giác như một nàng công chúa sống trong lâu đài nhưng dần dần bạn sẽ phát hiện ra mình như một tù nhân bị giam lỏng khi bị kiểm soát quá chặt chẽ đời sống riêng tư.

Đàn ông si tình

Khi là người yêu: Không có tình yêu nào lãng mạn và đẹp tuyệt vời như tình yêu của một người đàn ông si tình. Anh ta sẽ đưa bạn đến những chân trời đầy mới lạ của tình yêu, những cảm xúc và trải nghiệm bất ngờ từ trái tim si tình của anh ta. Nhưng khi lấy về: Một người đàn ông quá si tình, quá đặt nặng tình yêu thường là người mềm mỏng, nhu nhược và đa cảm. Bên cạnh việc được yêu và nâng niu, bạn cũng sẽ chịu đựng một ông chồng “chỉ biết yêu thôi chả biết gì”, và sự mềm mỏng này tuy làm bạn hạnh phúc nhưng lại lo sợ vì không cảm thấy vững vàng để dựa vào.

Nguồn : Báo Đất Việt

Tranh chữ thập tứ quý 'sung túc' bốn mùa

Tranh tứ quý mang ý nghĩa cầu may mắn, phú quý, sung túc trong cuộc sống.

Tranh Tứ quý thuộc loại tứ bình (bốn bức) khổ lớn, vẽ cảnh tứ thời: xuân, hạ, thu, đông. Người thêu tay treo tranh tứ quý không chỉ là để trang trí mà còn mang nhiều ý nghĩa cầu may mắn, phú quý, sung túc và mang cả những yếu tố phong thủy trong các bức tranh thêu chữ thập.
Mỗi mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng. Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung. Mùa đông: cây trúc, cây thông (tùng). Mỗi loài hoa, loài cây lại tương ứng với một loài chim. Vẽ hoa ấy phải đi với chim ấy mới là đúng quy tắc, đúng luật. Như vẽ hoa mai phải vẽ với chim khổng tước (mai/điểu), hoa hồng với chim công (hồng/công), hoa cúc với gà (kê/cúc), cây thông với chim hạc (tùng/hạc)…



Tứ quý trong vai trò là biểu tượng của bốn mùa được hình thành ở những cư dân thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa châu Á như Việt Nam và một phần của Trung Hoa lục địa. Về sau, khi đã được nâng lên thành một biểu tượng của nghệ thuật, tứ quý thâm nhập vào nhiều nền văn hoá khác nằm cận kề các khu vực văn hoá thuộc vùng khí hậu nói trên.
Cho tới nay, tứ quý là một trong những biểu tượng nghệ thuật được sử dụng nhiều trong văn hoá truyền thống ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc á như Nhật Bản, Triều Tiên cùng với Trung Hoa và Việt Nam. Ngoài ra, biểu tượng này còn được các cộng đồng người Hoa và người Việt ở nước ngoài lưu giữ.  Ở những cộng đồng này, tứ quý được xem như một biểu tượng quan trọng của văn hoá truyền thống.



Bên cạnh những quan niệm bốn mùa được sản sinh từ yếu tố khí hậu của tứ quý, một yếu tố hết sức quan trọng đã góp phần tạo nên cụm biểu tượng trang trí này là quan niệm bộ tứ của người phương Đông đã được hình thành từ hàng nghìn năm qua. Lối tư duy này được người Hán sử dụng nhiều nhất và lâu đời nhất. Đầu tiên phải kể đến là biểu tượng tứ tượng trong hà đồ của người Trung Hoa, với quan niệm lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái.
Thứ đến là tứ thư trong tứ thư, ngũ kinh – những kinh sách quan trọng của người Trung Hoa và cũng là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của nền văn hiến Trung Hoa. Thông qua Đạo giáo và Phật giáo, người Trung Hoa hình thành nên Tứ đại danh sơn – nơi tu luyện của các vị thần phật, bao gồm: Ngũ Đài sơn, Phổ Đà sơn, Nga Mi sơn và Cửu Hoa sơn. Ngoài ra còn có tứ đại mĩ nhân, tứ Bồ tát, tứ thiên vương…




Trong quan niệm của người phương Đông, bộ tứ là biểu hiện của sự đầy đủ, vững chắc, vĩnh cửu, hạnh phúc… như tứ phương, tứ trụ, tứ đức… Thậm chí ở Việt Nam, bộ tứ còn được hình tượng hoá thành cụm biểu tượng tứ bất tử gồm bốn vị thần: Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu Hạnh và Thánh Gióng, hoặc tứ chính trấn bao gồm xứ Đông, xứ Nam, xứ Đoài và xứ Bắc. 
Như vậy, xuất phát từ những biểu tượng của bốn mùa nhưng tứ quý trong quan niệm dân gian không còn là một biểu tượng riêng của thời tiết hay khí hậu nữa mà đã biến thành biểu tượng của nhiều điều tốt lành khác. Đặc biệt, khi đã trở thành một biểu tượng của sự may mắn, tứ quý trở thành một niềm ước vọng của mọi người dân bất kể sang hèn.



Qua đó có thể thấy rằng, người dân sử dụng biểu tượng tứ quý để trang trí trong nhà không có nghĩa là chỉ để làm đẹp hay chỉ để xem “lịch bốn mùa” mà còn là để cầu mong sự may mắn. Đây là một nét rất đặc thù trong văn hoá Việt Nam nói riêng và văn hoá phương Đông nói chung.

Tranh chữ thập tứ quý 'sung túc' bốn mùa - 5

Ở phương Tây, khi cầu nguyện, người ta thường hướng tới một vị thần linh cụ thể với những điều ước cụ thể. Còn ở phương Đông, đặc biệt là ở Việt Nam, người dân có xu hướng tự tìm cho mình những yếu tố may mắn bằng nhiều sự biểu hiện khác nhau như hướng nhà (phong thuỷ), hướng đi, màu sắc, con số… Tuỳ theo quan niệm, lối sống của người dân mỗi lúc, mỗi nơi, tứ quý lại được thể hiện bằng những cách thức riêng để làm phù hợp với các yếu tố lịch sử và văn hoá.

6 Bí quyết treo tranh chữ thập đẹp và sang trọng

1. Chọn mua tranh thêu chữ thập theo phong cách

Không nên chọn mua các bức tranh thêu chữ thập trước sau đó mới tìm chỗ để treo chúng. Hãy quan sát căn phòng rồi quyết định những mảng tường nào có thể treo tranh, có rất nhiều phong cách tranh khác nhau.
Tranh sơn mài, tranh gỗ, tranh màu nước, màu bột, ảnh nghệ thuật, ảnh gia đình, tĩnh vật...Tuy nhiên tùy theo tính chất nghệ thuật của gia chủ và phong cách nội thất mà bạn chọn tranh sao cho đẹp và thích hợp nhất.
Thông thường mỗi trường phái tranh thích hợp một kiểu nội thất:



- Nhà hiện đại, bạn chọn tranh phong cảnh, màu sắc trang nhã, nội dung không quá cầu kỳ để thư giãn mắt.
- Trường phái cổ điển với những bức tranh sơn mài, sơn dầu kinh điển thì nên treo ít nhưng tính thẩm mỹ phải đặt lên hàng đầu. Những khung ảnh gia đình cũng là một kiểu tranh đơn giản nhưng cũng phải biết sắp xếp sao cho hợp nhất.

2. Khoảng tường thích hợp và chiều cao hợp lý?

- Đừng quá tham lam treo quá nhiều tranh trên một bức tường để phô diễn. Chúng không những nhìn nặng mắt mà tính thẩm mỹ chung của căn nhà cũng bị ảnh hưởng. Trên một bức tường, tổng diện tích treo tranh không bao giờ quá 1/3 tổng diện tích tường.


- Chiều cao hợp lý của bức tranh là điểm nhìn chính của tranh ngang với tầm mắt người xem. Đối với phòng phổ biến có chiều cao 3 m, khoảng cách từ sàn đến tâm bức tranh là khoảng 1,55m. Đối với những phòng có chiều cao lớn hơn, khoảng cách đó có thể cao hơn một chút, và không nên cao hơn tầm mắt nhiều để tránh cho mọi người phải ngửa mặt khi xem.

- Khi treo tranh trên bộ sô pha, khoảng cách lý tưởng từ đỉnh sô pha đến đáy tranh là 15 - 20 cm.

- Treo tranh trên bàn, thì khoảng cách này là 25 - 30 cm, khoảng cách này sẽ tăng hơn nếu trên bàn có bày đèn hoặc đồ trang trí.

- Treo nhiều tranh trên tường

Đây là kiểu treo tranh phổ biến trong các nhà hiện đại, không đòi hỏi cao về nội dung những bức tranh. Treo tranh theo nhóm sẽ rất hiệu quả nếu chúng có cùng kích thước, hình dáng.
Có thể treo theo nhóm hình chữ nhật, nhóm hàng ngang, nhóm hàng dọc, tùy thuộc vào hình dáng bức tường và ý đồ của người chơi tranh.
Khoảng cách giữa các mép tranh 8 - 10 cm là đẹp. Trong trường hợp các tranh có kích thước khác nhau, có 3 cách treo theo nhóm là: có cùng độ cao đáy tranh, hoặc cùng độ cao đỉnh tranh, hoặc cùng độ cao tâm tranh.

=> Tham khảo một số cách treo tranh hợp phong thủy tại: Web
3. Kích cỡ tranh phải thật linh hoạt

Thật nhàm chán khi tất cả các bức tranh bạn treo trên tường cùng một kích cỡ. Một ngoại lệ là các tranh có nội dung nối liền giữa các bức với nhau hay có tính lập lại để nhấn mạnh. Nhưng quy chung thường chỉ ba bức là đủ.

Diện tích tranh lớn nhỏ khác nhau đặt cạnh bên nhau cho bạn một cái nhìn dung hoà. Trong cùng một không gian bạn có thể chọn chung một phong cách tranh nếu muốn làm điểm nhấn cho căn phòng nhưng màu sắc và hình thức thể hiện khác nhau không nên treo cùng nhau nhìn sẽ không đồng nhất.



4. Ánh sáng

Ánh sáng là yếu tố quan trọng nhất để nhấn mạnh và tôn vẻ đẹp cho những bức tranh. Nên dùng đèn rọi bóng halogen có điện áp thấp hoặc bóng sợi tóc thông thường để chiếu sáng tranh. Chú ý công suất của bóng đèn và khoảng cách từ bóng đèn đến tranh để tránh sức nóng của bóng làm hỏng tranh.



5. cách treo tranh đẹp và sang trọng nhất

Đôi khi chỉ một bức tranh nhưng làm sáng bừng cả một góc nhà hay căn phòng. Những bức tranh không chỉ là giải pháp trang trí nội thất mà còn thể hiện phong cách, sự hiểu biết cũng như chiều sâu và cá tính của gia chủ. Kỳ này chúng tôi chia sẻ cùng bạn một vài bí quyết treo tranh sao cho đẹp và sang trọng nhất.
Tuỳ theo tính chất nghệ thuật của gia chủ và phong cách nội thất mà bạn chọn tranh sao cho đẹp và thích hợp nhất. Thông thường mỗi trường phái tranh thích hợp một kiểu nội thất.



- Khung ảnh gia đình treo ở đâu?

Khung ảnh cá nhân nên treo ở những khu vực riêng như phòng ngủ, phòng thư giãn hay phòng làm việc. Như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến các bức tranh nghệ thuật khác của bạn. Dành riêng một khoảng tường để lưu lại các khoảnh khắc yêu thương của gia đình, chúng vừa trang trọng, gần gũi mà tất cả các thành viên gia đình đều có thể ngắm được.




Tranh thêu chữ thập làm đẹp cho ngôi nhà


- Tránh những chỗ làm hỏng tranh

Tránh treo tranh ở những chỗ bị ảnh hưởng trực tiếp của ánh nắng mặt trời, những nơi có nhiệt độ hoặc có độ ẩm cao. Cách tốt nhất mà các bảo tàng mỹ thuật treo tranh là không sử dụng ánh sáng mặt trời trực tiếp mà dùng ánh sáng nhân tạo, vừa điều chỉnh được hướng và lượng ánh sáng chiếu vào tranh.


Vẻ đẹp mùa thu trong tranh thêu chữ thập

- Tranh trong phòng trẻ em

Chú ý cao độ tranh phải phù hợp với chiều cao của đứa trẻ. Sẽ rất thú vị nếu treo những bức tranh do chính trẻ vẽ. Nên sử dụng khung tranh dạng đơn giản, thay kính bằng mica để tránh nguy hiểm do trẻ đùa nghịch dễ làm rơi khung tranh.


Tranh thêu chữ thập hiện đại

6. Không cố ý dùng tranh che khuyết điểm nội thất

Một ý tưởng sai lầm là bạn hay dùng tranh như một vật che các khuyết điểm của tường nhà. Chúng cũng có chức năng này nếu bạn treo thật khéo và cân đối. Đừng cố áp các bức tranh đẹp vào các vị thế này, chúng chỉ làm cho không gian thêm rối rắm. Một bức tường bị ẩm mốc hay trầy xước không như ý, bạn có thể treo tranh để che khuyết điểm này hoặc dùng giấy dán tường như một giải pháp tốt.

3 cách treo tranh phong cảnh tuyệt đẹp cho gia đình bạn

Tranh phong cảnh tạo nên nét mới đầy thú vị cho gia đình bạn. Tranh thêu chữ thập giúp bạn thư giãn sau ngày làm việc vất vả
Có thể bạn cho rằng mình biết cách treo tranh phong cảnh như thế nào. Nhưng chưa chắc bạn đã đúng hoàn toàn. Cùng xem chia sẻ về 3 cách treo tranh phong cảnh đẹp trong nhà


tranh thêu chữ tập ngôi nhà ven suối trang trí cho gia đình bạn

heo các chuyên gia, cách treo tranh đẹp nhất là không cố định theo cách nào cả. Bạn hãy mở rộng đầu óc và trí tưởng tượng của mình, đừng để bị đóng khung trong những phong cách nhất định đã có. Hãy sáng tạo một cách thoải mái, miễn là cách decor của bạn không vi phạm những nguyên tắc về thẩm mỹ.






tranh thêu chữ thập làm đẹp không gian sống
1. Mục đích treo tranh là để ngắm
Vì vậy, bạn hãy treo tranh ở một độ cao phù hợp cho việc quan sát, ngắm nhìn. Nếu đặt những bức tranh đẹp ở vị trí quá “cheo leo” thì đó là một sự lãng phí nghệ thuật. Còn nếu đưa chúng xuống quá thấp, các đồ đạc xung quanh sẽ lấn át và ảnh hưởng đến bức tranh.


tranh thêu chữ thập hoa sen

2. Tranh ảnh trang trí phải ăn nhập với nội thất trong phòng
Điều này có nghĩa là một bức tranh cổ cần được treo trong một căn phòng theo phong cách cổ điển và ngược lại. Bạn cũng đừng cố gắng tạo ra sự phá cách bằng những bức tranh siêu tưởng, trìu tượng trong một không gian quá… khoa học như phòng đọc hay góc học tập.



=> Tham khảo một số tranh phong thủy tại: web





3. Đừng cố gắng lấp đầy khoảng trống

Nhiều người cứ thấy tường trống là nghĩ ngay đến việc lấp đầy chúng bằng tranh ảnh. Tuy nhiên, cách làm này hoàn toàn không ổn bởi mất đi các khoảng trống là mất đi sự thông thoáng. Vậy một câu hỏi được đặt ra là: Một khoảng trống như thế nào sẽ được coi là hợp lý?


 tranh theu chu thập mang đến sự hiện đại cho ngôi nhà của bạn

Theo các chuyên gia, treo tranh đẹp không có nghĩa là treo thật dày hay phải chọn tranh lớn. Một bức hình nhỏ xíu cũng có thể tôn lên vẻ đẹp của căn phòng nếu chúng thực sự ấn tượng.




Tranh thêu chữ thập chim công

Các khoảng tường trống xung quanh không những không làm mất đi nét đẹp đó mà còn làm chúng nổi bật và thu hút hơn. Vì vậy, đừng ngần ngại để trống các bức tường, chỉ 1 vài bức hình là đủ để tạo ra sự sinh động cần thiết.

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Ý nghĩa của tranh thêu hoa sen

Ý nghĩa của tranh thêu hoa sen

Như chúng ta đã biết, không chỉ với đất nước ta mà với nhiều đất nước khác, hoa sen là biểu tượng của sự tinh khiết, cao quý, siêu thoát. Hoa sen thường thấy khi làm biểu tượng niết bàn của phật giáo, hoa sen cũng đi vào thơ văn Việt Nam ta rất nhiều. "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"....với ý nghĩa đó chúng tôi đã tạo ra những bức tranh thêu chữ thập với điểm nhấn là bông hoa sen mà theo chúng tôi đó là sự thanh tao.


Ý nghĩa của tranh thêu chữ thập hoa sen có nhiều ý nghĩa,đó là sự trong sáng tuyệt đối, linh hồn thuần khiết không bị vấy bẩn. Những bức  tranh hoa sen còn mang ý nghĩa niềm tin vào sức mạnh ý chí, nghị lực kiên cường.  Ở lĩnh vực triết học tranh thêu hoa sen còn là biểu tượng của sự tự do, bác ái.Chiến thắng mọi cám dỗ , ham muốn để  hướng đến sự thanh cao, trong sạch.  Tranh thêu còn là biểu tượng cho sự hòa quyện của tâm hồn và thể xác, cảm xúc cân bằng, đề cao tinh thần con người,  sự kiên trung bất khuất…

Hà Nôi và sen

 Có lẽ chỉ với chừng đó ý nghĩa cũng đủ để tranh thêu hoa sen chiếm một vị trí quan trọng trong những bức tranh được  chọn làm quà tặng.  Nếu muốn chúc mừng ai đó với một lời chúc thật nhiều ý nghĩa thì còn gì phù hợp hơn là chọn cho mình một bức tranh theu chu thap hoa sen đẹp để làm quà tặng phải không nào.

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Nguồn gốc tranh thêu chữ thập

Nguồn gốc tranh thêu chữ thập

Bạn đã nghe nhiều đến tranh thêu, hay tranh thêu chữ thập, nhưng có khi nào bạn hiểu tranh thêu chữ thập là gì hay tại sao lại có tranh thêu chữ thập không ? Mình đoán là ít ai hiểu được đúng không ? :P . Các cụ nói đi một ngày đàng học một sàng khôn, thực ra thì đây chả phải là sàng khôn gì mà chỉ giúp các bạn biết được nguồn gốc của tranh thêu chữ thập thôi. Dù sao thì bỏ chút thời gian ra đọc cũng đâu mất gì nào đúng không, mà sau có gặp ai hỏi bạn còn có thể trả lời ấy :P


Thêu chữ thập đã xuất hiện từ cả ngàn năm trước, trên địa bàn gần như là khắp thế giới. Người ta đã tìm thấy những hoạ tiết thêu chữ thập trên tấm trang trí bàn thờ Chúa trời ở Jelusalem, trên trang phục các thổ dân da đỏ châu Mỹ, trên đồ trang sức của thổ dân châu Úc, trên hoàng bào của vua Trung quốc và trên…. gấu váy của cô gái H’mông Việt nam.
Tuy nhiên, thêu chữ thập mới phát triển thành loại hình tranh thêu nghệ thuật vài thập kỷ gần đây. Khởi nguồn từ châu Âu, loại hình này đã nhanh chóng được lan sang châu Mỹ và châu Á, bùng phát tại Nhật bản, Hàn quốc và Trung quốc.
Thêu chữ thập nghệ thuật tái nhập vào Việt nam từ năm 2005. Càng ngày càng phổ biến và lan rộng, rất nhiều tác phẩm lớn đẹp đã hoàn thành, chứng minh sự khéo léo của phụ nữ Việt nam.

  Thêu chữ thập hay còn gọi là thêu chữ X (Cross stitch) Là một kiểu thêu tập hợp các mũi chữ X thành một tác phẩm nghệ thuật. Tranh thêuchữ thập (Crosstitch) là một hình thức thêu đơn giản. Cross-Stitch thực chất là thêu trên loại vải thô có chia các ô đều để các mũi thêu có thể thành hình chữ thập một cách đều đặn. Có hai loại vải chính dùng để thêu Cross-Stitch là vải Aida và vải Evenweave ( vải thô ). Vải Linen của Việt Nam không hắn là vải thô vì các ô chia không đều và không thẳng. Tuy nhiên , nếu dùng để thêu Cross-Stitch thì kết quả cũng có thể chấp nhận được. Vải Aida là loại vải chính dùng để thêu Cross-Stitch.

Kit chuẩn bị để thêu
Kit: Bộ mẫu thêu đầy đủ kim, chỉ, vải, mẫu.
Kit là sự lựa chọn hợp lý nếu bạn là người mới làm quen với thêu chữ thập và muốn thử làm 1 cái xem nó có “hợp” với mình ko hoặc bạn muốn có sẵn tất cả mọi thứ, bạn chỉ bắt đầu thêu tác phẩm thôi. Vì kit là 1 bộ có đầy đủ gồm mẫu thêu, kim, miếng vải cho mẫu dó, hướng dẫn thêu và các màu chỉ cũng như lượng chỉ đủ dùng cho mẫu thêu đó, cầm 1 bộ kit trên tay bạn chỉ có một việc duy nhất là mở nó ra bắt đầu đếm ô và cầm kim thêu..thật đơn giản phải không nào…
Nguyên vật liệu cần có để thêu?

1. Chỉ thêu ( thread, floss ): là chỉ thêu tay. Có nhiều hãng sản xuất chỉ thêu nhưng thông dụng nhất là chỉ hiệu DMC của pháp
2. Kim ( needle ): Kim dùng cho thêu cross stitch là kim đầu tù, do vải aida có lỗ sẵn. Có nhiều cỡ kim khác nhau phù hợp cho từng cỡ vải khác nhau.
3.Vải ( fabric, cloth ): là loại vải đặc biệt dùng cho thêu cross stitch. Vải này được dệt thành các ô vuông có nống đều nhau. Có nhiều loại vải với tên gọi khác nhau: Aida, Evenweave, Linen, canvas (làm bằng chất liệu nhựa thường dùng làm móc khóa, AMT, ví) , Water canvas ( dùng để thêu lên quần áo, gặp nước sẽ tan)… Có nhiều màu và nhiều kích cỡ ( count ) khác nhau.
4. Bút: Không được dùng các loại bút thông thường để vẽ sơ đồ thêu lên vải, bạn sẽ không giặt sách được các đường kẻ và đánh dấu này, nhất thiết phải sử dụng bút chuyên dụng để khi thêu xong ngâm vào nước sẽ nhạt dần rồi biến mất…Ở shop hiện đang có nhiều loại bút cho bạn lựa chọn…
5. Khung thêu ( hoop ): Có nhiều loại khung thêu khác nhau như khung tròn, vuông, hình chữ nhật hoặc khung đứng, khung ngồi, cầm tay… Nhớ là hãy lấy vải ra khỏi khung thêu mỗi khi bạn ngừng thêu lâu để tránh để lại vết hằn trên vải.
6. Kéo ( scissor ): Bạn có thể dùng bất kỳ loại kéo nào để cắt chỉ và vải. Tuy nhiên nếu bạn dùng một cây kéo nhỏ, chất lượng tốt với hình dáng đáng yêu thì công việc thêu thùa của bạn sẽ trở nên thú vị và hấp dẫn hơn.
7. Mẫu thêu ( chart, pattern ): Là hướng dẫn bao gồm các ô vuông với những ký hiệu khác nhau dùng để quy định màu chỉ. Mỗi ô vuông này sẽ tương ứng với 1 ô vuông ( hay 1 mũi thêu chữ X ) trên vải. Bạn có thể mua riêng mẫu thêu, copy mẫu thêu trên mạng hoặc xin mẫu của bạn bè và mua nguyên phụ liệu kim, chỉ, vải, bút …để có thể tiến hành thêu.
Kết: Đó là những hiểu biết mình sưu tầm được trên mạng thôi, nhưng bên trong đó cũng có nhiều điều hữu ích, ít nhất là với mình đã, sau đó là người đọc như bạn. Bạn đã đọc đến đây chắc cũng hiểu được kha khá rồi đó. Bạn có thể tự học làm tranh thêu chữ thập để tặng bạn bè hay người thân, còn nếu bạn không có thời gian hay không có năng khiếu thì có thể liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ giúp bạn bằng tất cả khả năng và những gì có thể.....l

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

3 cách treo tranh phong cảnh tuyệt đẹp cho gia đình bạn

Bí quyết treo tranh phong cảnh sang trọng và đẹp mắt


Tranh thêu truyền thống chia sẻ với chị em bí quyết treo tranh phong cảnh như thế nào để đem lại sự sang trọng cho ngôi nhà của bạn. Tranh phong cảnh tạo nên nét mới đầy thú vị cho gia đình bạn. Tranh thêu chữ thập giúp bạn thư giãn sau ngày làm việc vất vả


Hướng dẫn thêu tranh chữ thập

Có thể bạn cho rằng mình biết cách treo tranh phong cảnh như thế nào. Nhưng chưa chắc bạn đã đúng hoàn toàn. Cùng xem chia sẻ về 3 cách treo tranh phong cảnh đẹp trong nhà

tranh theu chu thap

Tranh thêu chữ thập " Sơn Thủy" cho ngôi nhà thêm đẹp


Theo các chuyên gia, cách treo tranh đẹp nhất là không cố định theo cách nào cả. Bạn hãy mở rộng đầu óc và trí tưởng tượng của mình, đừng để bị đóng khung trong những phong cách nhất định đã có. Hãy sáng tạo một cách thoải mái, miễn là cách decor của bạn không vi phạm những nguyên tắc về thẩm mỹ.


tranh-theu-chu-thap

Tranh thêu chữ thập làm đẹp không gian sống

1. Mục đích treo tranh là để ngắm

Vì vậy, bạn hãy treo tranh ở một độ cao phù hợp cho việc quan sát, ngắm nhìn. Nếu đặt những bức tranh đẹp ở vị trí quá “cheo leo” thì đó là một sự lãng phí nghệ thuật. Còn nếu đưa chúng xuống quá thấp, các đồ đạc xung quanh sẽ lấn át và ảnh hưởng đến bức tranh.

tranh-theu-chu-thap

Tranh thêu chữ thập hoa cúc trong bộ tứ quý


2. Tranh ảnh trang trí phải ăn nhập với nội thất trong phòng


Mẫu và cách treo tranh thêu chữ thập đẹp

Điều này có nghĩa là một bức tranh cổ cần được treo trong một căn phòng theo phong cách cổ điển và ngược lại. Bạn cũng đừng cố gắng tạo ra sự phá cách bằng những bức tranh siêu tưởng, trìu tượng trong một không gian quá… khoa học như phòng đọc hay góc học tập.

=> Tham khảo một số tranh phong thủy tại: timemart.vn/305/p/430035/tranh-theu-chu-thap.html


tranh-theu-chu-thap

Tranh thêu chữ thập mang đến sự hiện đại cho ngôi nhà bạn

3. Đừng cố gắng lấp đầy khoảng trống

Nhiều người cứ thấy tường trống là nghĩ ngay đến việc lấp đầy chúng bằng tranh ảnh. Tuy nhiên, cách làm này hoàn toàn không ổn bởi mất đi các khoảng trống là mất đi sự thông thoáng. Vậy một câu hỏi được đặt ra là: Một khoảng trống như thế nào sẽ được coi là hợp lý?

tranh-theu-chu-thap
Tranh chữ thập mang lại vẻ đẹp cho gia đình bạn

Theo các chuyên gia, treo tranh đẹp không có nghĩa là treo thật dày hay phải chọn tranh lớn. Một bức hình nhỏ xíu cũng có thể tôn lên vẻ đẹp của căn phòng nếu chúng thực sự ấn tượng.


tranh-theu-chu-thap

Tranh thêu chữ thập đôi bờ sông thu

Các khoảng tường trống xung quanh không những không làm mất đi nét đẹp đó mà còn làm chúng nổi bật và thu hút hơn. Vì vậy, đừng ngần ngại để trống các bức tường, chỉ 1 vài bức hình là đủ để tạo ra sự sinh động cần thiết.
tranh thêu tay giá cả phải chăng.